Bài viết này sẽ trình bày các bước cơ bản của quá trình thi công nhà xưởng sẽ giúp các bạn dễ hình dung ra công trình nhà xưởng của mình được xây dựng như thế nào?

Quy Trình Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng Chuẩn

Các cấu kiện thép được sản xuất và vận chuyển đến công trường để tiến hành công tác lắp dựng. Trong thời gian đó các công nhân tiến hành thi công phần móng cho nhà xưởng. Đây là công tác vô cùng quan trọng nên cần được thực hiện một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng và được kiểm tra nghiêm ngặt. Sau đây SHC Á Châu xin cung cấp quy trình xây dựng nhà xưởng gồm các bước chính sau:

  •  Tiếp nhận và bảo quản vật tư (Xi măng, cốt thép).
  •  Xây dựng lắp đặt móng.
  •  Vận chuyển các cấu kiện thép đến địa điểm thi công.
  •  Thi công lắp dựng phần khung chính.
  •  Lắp dựng cột
    •  Lắp dựng kèo
    •  Lắp dựng xà gồ, giằng
    •  Lắp đặt toàn bộ các khung kèo và xà gỗ
    •  Lắp đặt kèo đầu hồi
    •  Lắp xà gồ và chống xà gồ
  •  Xây dựng lắp dựng phần tôn mái.
Đọc thêm  XU HƯỚNG XÂY NHÀ KHUNG THÉP TIỀN CHẾ TIẾT KIỆM THỜI GIAN
  •  Xây dựng lắp dựng phần tôn tường.
  •  Lắp đặt hệ thống điện nước, phòng cháy.
  •  Hoàn thiện và nghiệm thu.

thi cong xay dung nha xuong nhu the nao hieu qua 1 800x389 - THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Để Việc Thi Công Xây Dựng Nhà Xưởng Được Diễn Ra Thuận Lợi

Để hoàn thành công trình như mong muốn của chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng thì cần phải có một kế hoạch xây dựng bài bản. Kế hoạch xây dựng nên được tính toán cân nhắc từ sớm ở giai đoạn thiết kế.

Việc lập kế hoạch thi công tuỳ theo kinh nghiệm và năng lực của các công ty xây dựng nhà xưởng. Điều quan trọng là hoàn thành công trình đúng cam kết với chủ đầu tư.

thi cong xay dung nha xuong nhu the nao hieu qua 711x400 - THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Về cơ bản, quá trình thi công xây dựng nhà xưởng diễn ra như sau:

1. Thi Công Phần Nền Móng

+ San lắp đất nền: Đây là việc đầu tiên nhà thầu cần làm. Tuỳ theo độ của nền đất hiện hữu mà nhà thầu triển khai san lấp nền phù hợp với bản vẽ kỹ thuật thi công.

+ Định vị tim trục: Công đoạn này rất quan trọng. Sau này các vị trí móng cột sẽ theo tim trục này mà thi công dựa trên bản vẽ.

+ Đào móng hàng rào: Hàng rào nhà xưởng thường cao và rất dài, do đó phần móng hàng rào được thi công kiên cố.

+ Thi công móng và đà kiềng: Sau khi có tim trục thì sẽ thi công móng. Thông thường móng nhà xưởng được thiết kế là móng đơn hay móng cọc, vật liệu là bê tông cốt thép. Các bulong cột được chôn trong móng để chờ sẵn, sau này lắp ghép với cột thép.

+ Lu lèn nền đất: Nền đất được san lấp, sau đó lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu.

Đọc thêm  Dự Toán Chi Phí Chính Xác Giúp Các Chủ Đầu Tư Tiết Kiệm

+ Lu nền đá cho nhà xưởng: Nền nhà xưởng thường là nền bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá do thiết kế quy định.

+ Thi công nền xưởng: Thực hiện công tác cốt thép đổ bê tông. Công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đổ rất quan trọng, phải thực hiện đúng quy trình để tránh nứt bê tông sàn.

2. Thi Công Khung Thép Tiền Chế

Các bộ phận kết cấu thép được gia công tại nhà máy với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ. Sau đó vận chuyển ra công trường. Tại công trường chúng được lắp ghép với nhau tạo thành khung thép tiền chế. Đây là bộ phận xương sống của nhà xưởng

+ Lắp dựng khung thép: Thường dùng cần cẩu nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào vị trí. Các cấu kiện được kết nối với nhau bằng bulong liên kết.

+ Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: Lắp hệ giằng đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ cũng có tác dụng tăng cường độ ổn định của khung thép và dùng để nâng đỡ tấm lợp.

3. Thi Công Vỏ Bao Che

Vỏ bao che bao gồm: tường bao bằng gạch, mái tôn…Cũng có nhiều loại vật liệu bao che để bạn lựa chọn.

+ Xây tường bao che:

+ Thi công mái tôn:

4. Thi Công Hạ Tầng

Hạ tầng nhà xưởng bao gồm: đường giao thông, ống cấp thoát nước,..Nền đường cần được lu lèn đạt yêu cầu để chịu được các loại xe tải trọng lớn lưu thông.

+ Lắp ống thoát nước:

+ Lu nền đường:

+ Lu đá nền đường:

Đọc thêm  QUY TRÌNH SẢN XUẤT KẾT CẤU THÉP NHÀ THÉP TIỀN CHẾ

+ Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt rôn chống nứt

5. Thi Công Hệ Thống Kỹ Thuật

Hệ thống kỹ thuật bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hêj thống kỹ thuật phục vụ sản xuất,..

+ Thi công bể chứa nước ngầm phục vụ PCCC

+ Lắp đặt hệ thống chữa cháy

+ Đi âm đường truyền hệ thống thông tin liên lạc

6. Hoàn Thiện

+ Kẻ vạch: Phân làn giao thông trong xưởng

+ Đóng trần thạch cao nhà văn phòng

+ Trồng cỏ: Tạo mảng xanh xung quanh nhà xưởng, nâng cao tính thẩm mỹ của nhà xưởng

+ Tiểu cảnh phong thuỷ: Góc non bộ phong thuỷ giúp nhà xưởng sinh động hơn

+ Trồng hoa trong khung viên nhà xưởng: Tăng sức sống cho nhà xưởng, nâng cao tinh thần làm việc của công nhân

7. Vệ Sinh Đưa Vào Sử Dụng

+ Vệ sinh nhà xưởng: Nhà xưởng được làm vệ sinh tổng thể trước khi bàn giao

+ Vệ sinh nhà ăn tập thể

+ Lắp đặt máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị lắp đặt sẵn để sau khi khai trương sẽ vào hoạt động sản xuất ngay.

Kết Luận: Quá trình thi công xây dựng nhà xưởng bao gồm rất nhiều công đoạn các nhau. Từ thi công nền móng nhà xưởng, gia công lắp dựng nhà xưởng khung thép tiền chế, vỏ bao che, cho tới hoàn thiện nhà xưởng, bố trí cảnh quan,..

Công đoạn quan trọng nhất là gia công kết cấu thép và lắp dựng nhà xưởng khung thép. Nhờ vào việc gia công kết cấu khung thép tiến hành song song với việc thi công nền móng nên thời gian thi công xây dựng nhà xưởng được rút ngắn.